PHÒNG GĐ&ĐT BẢO LÂM TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS VĨNH PHONG
Số: 31 /KH-PTDTBTVP-TV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Phong, ngày 4 tháng 4 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
Tổ chức Ngoại khóa Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 và Tuyên truyền, phổ biến về kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (01/6/1904-01/6/2024).
Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-SGDĐT ngày 29/03/3024 của Sở GD&ĐT Cao Bằng về việc Tổ chức hoạt động Hưởng ứng ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trong các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Thực hiện công văn số 826 /KH- UBND, ngày 29 tháng 03 năm 2024 của UBND huyện Bảo Lâm về việc tổ chức ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trên địa bàn huyện Bảo Lâm.
Căn cứ công văn số 225/PGD&ĐT-THCS, ngày 02 tháng 04 năm 2024 cuat PGD&ĐT về việc tổ chức ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Bảo Lâm.
Căn cứ Kế hoạch của Thư viện năm học 2023 - 2024;
Thư viện trường PTDTBT TH&THCS Vĩnh Phong kết hợp TPT đội nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 và Tuyên truyền, phổ biến về kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (01/6/1904-01/6/2024)” cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Khơi gợi niềm yêu thích văn chương nghệ thuật, tạo sân chơi đầy tính sáng tạo giúp học sinh khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Tạo niềm say mê, hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Tiếng việt, Ngữ văn và sự năng động, tự tin trong sinh hoạt tập thể.
- Giúp học sinh vận dụng, thực hành các kiến thức văn học vào trong thực tế đời sống.
- Giúp học sinh phát huy năng khiếu múa, hát, biểu diễn, tái hiện lại các tác phẩm văn học trên sân khấu.
- Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị sách, văn hóa đọc trong trường học, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách; tôn vinh giá trị của sách, tôn vinh những người tham gia sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu trữ và quảng bá sách.
- Đẩy mạnh các hoạt động sưu tầm, lưu giữ và quảng bá những cuốn sách hay, có giá trị đến người đọc.
- Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu, học tập qua đó góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Nâng cao trách nhiệm của các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong việc tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh trường PTDTBT TH&THCS Vĩnh Phong.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng nội dung, hình thức, chất lượng thiết thực và hiệu quả.
- Tổ chức ngày sách Việt Nam với các hoạt động phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn.
- Đảm bảo tổ chức đúng mục đích, thiết thực, hiệu quả.
II. THỜI GIAN TỔ CHỨC
Thời gian: 14h00 phút ngày 25/04/2023
III. ĐỐI TƯỢNG
Toàn bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC
1. Thi “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”.
a) Đối tượng: Các lớp khối THCS
b) Nội dung: Mỗi đội dự thi chọn 01 tác phẩm văn học biểu diễn dưới hình thức sân khấu hóa, ý tưởng, thể loại biểu diễn tự chọn.
- Thời gian trình bày phần dự thi tối đa 15 phút.
- Số lượng: Mỗi lớp chọn tối đa 10 em tham gia dự thi.
- Tiết mục tham dự phải:
+ Đảm bảo các tiêu chí: ý tưởng, cấu trúc, nhân vật, lời thoại, thông điệp truyền tải, … ; cách thể hiện mang tính nghệ thuật, sáng tạo, khoa học mang đặc trưng của thể loại văn học.
+ Bám sát nội dung, chủ đề của tác phẩm chọn trình bày; chú ý tính tiết kiệm và phát huy tối đa năng lực của giáo viên và học sinh.
c) Biểu điểm chấm (100 điểm):
+ Thể hiện rõ ý tưởng nội dung, thông điệp truyền tải: 30 điểm
+ Trang phục, đạo cụ phù hợp: 25 điểm
+ Diễn xuất mang tính nghệ thuật: 45 điểm
2. Thi Kể chuyện theo sách
a) Đối tượng: Khối Tiểu học
b) Nội dung:
- Mỗi lớp chọn cử 01 bạn dự thi kể chuyện theo sách và các em minh họa nếu cần.
- Những câu chuyện dự thi là những mẫu chuyện trong các quyển sách hoặc đăng trên báo, tạp chí được phép lưu hành, phù hợp với lứa tuổi, có tác dụng giáo dục về đất nước con người Việt Nam, tình yêu quê hương, đề cao tinh thần ham học, say mê học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, phấn đấu vươn lên tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thiếu nhi, ca ngợi truyền thống hiếu học của dân tộc…
c) Thang điểm (10 điểm)
* Nội dung: 5 điểm
- Xuất xứ (1 điểm): Giới thiệu bài kể đã đọc ở tài liệu nào? Tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản.
- Nội dung bài kể (3 điểm): Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Rút kinh nghiệm cho bản thân (1 điểm )
* Hình thức: 5 điểm
- Giọng kể (3 điểm): Ngắt câu đúng, phát âm chuẩn, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm.
- Minh họa (2 điểm): Động tác diễn đạt theo nội dung bài kể. Động tác phải do các em thí sinh tham dự kể chuyện thực hiện, các em phụ họa chỉ nhằm làm tăng thêm hiệu quả thể hiện của thí sinh kể chuyện chính. Nếu phần minh họa không gắn với nội dung bài kể hoặc không thể hiện được nội dung lời kể…. thì không được tính điểm phần minh họa.
V. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
1. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
2. Khai mạc buổi Ngoại khóa (Đ/c Bách)
3. Văn nghệ chào mừng ( đ/c Thảo)
4. Thi Sân khấu hóa tác phẩm văn học
5. Thi kể chuyện theo sách
6. Tuyên truyền, phổ biến về kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (01/6/1904-01/6/2024) (đ/c Xuân).
7. Trò chơi
8. Tổng kết, trao giải
9. Rút kinh nghiệm.
VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG (1.020.000đ) (Nguồn kinh phí theo chi cho các cuộc thi khác theo Quyết định số 85 ngày 10/12/2021 của UBND Tỉnh Cao Bằng).
1. Thi sân khấu hóa tác phẩm văn học: 710.000đ
- Giải nhất: 01 giải x 200 = 200.000đ
- Giải nhì: 01 giải x 150 = 150.000đ
- Giải ba: 02 giải x 100 = 200.000đ
- Giải khuyến khích: 02 giải x 80 = 160.000đ
2. Thi Kể chuyện theo sách: 310.000đ
- 01 giải nhất: 80.000đ
- 01 giải nhì: 70.000đ
- 01 giải ba: 60.000đ
- 02 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá: 50.000đ (2x50=100.000đ)
VI. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO
1. Ban tổ chức:
+ Ông Nguyễn Xuân Bách - Hiệu trưởng - Trưởng ban tổ chức.
+ Ông Nông Văn Thư - Phó Hiệu trưởng - Phó ban tổ chức
+ Ông Nguyễn Ngọc Mẫn- Phó Hiệu trưởng - Ủy viên.
+ Bà Cam Thị Hồng Thắm - TPT Đội - Ủy viên.
+ Bà La Thị Liễu - PT Thư viện - Ủy viên.
2. Ban giám khảo:
+ Ông Nguyễn Xuân Bách - Trưởng BGK
+ Ông Nông Văn Thư - Phó Hiệu trưởng - Phó BGK
+ Ông Nguyễn Ngọc Mẫn - Phó Hiệu trưởng - Thành viên
+ Bà La Thị Liễu - Thành viên
+ Bà Dương Thanh Tuyền - Thành viên
+ Bà Nông Thị Cười - Thư kí
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng phụ trách + Phụ trách thư viện: Xây dựng kế hoạch, duyệt và triển khai kế hoạch tới các chi đội, các em đội viên trong toàn Liên đội.
2. Các chi đội: Căn cứ Kế hoạch của Liên đội và Thư viện các chi đội chủ động triển khai đến học sinh và chuẩn bị các nội dung theo kế hoạch.
3. Các nội dung khác:
- Dẫn chương trình: Đ/c Thắm
- Văn nghệ học sinh (3 tiết mục): đ/c Thảo
- Chuẩn bị bàn ghế + tăng âm loa đài: lớp 6A, 6B
- Dán maket: Đ/c Liễu, Cười
- Treo maket, sân khấu: Đ/c Dũng, đ/c Nình, đ/c Cường.
- Phụ trách âm thanh: Lục-Duy
- Tiếp nước: Đ/c Nhung.
Trên đây là Kế hoạch kế hoạch tổ chức “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 và Tuyên truyền, phổ biến về kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (01/6/1904-01/6/2024)” đề nghị các lớp nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: - Các chi đội; - Lưu Thư viện; - Lưu Ntr. |
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
La Thị Liễu |
DUYỆT CỦA BGH